CEO Microsoft Satya Nadella
Theo Bloomberg,Microsoft đã dành vài năm qua để tìm ra cách sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nội bộ công ty. Và bây giờ, công ty sẽ cho phép khách hàng của mình sử dụng những công cụ này, với mục tiêu cạnh tranh sòng phẳng với những gã khổng lồ công nghệ đám mây khác như Amazon và Google.
Công ty sẽ cho phép khách hàng sử dụng một hệ thống chip được xây dựng để xử lý các truy vấn AI rẻ hơn và nhanh hơn. Microsoft gọi nó là Project Brainwave. Theo Doug Burger, một kỹ sư nổi tiếng của Microsoft Research, người làm việc về chiến lược phát triển chip của công ty cho đám mây, Brainwave sẽ giúp các truy vấn về hình ảnh gần như được phản hồi ngay lập tức.
Bắt đầu từ năm tới, Microsoft cũng sẽ bán một thiết bị sử dụng cảm biến AI dựa trên công nghệ cảm biến chơi game Kinect giúp người dùng điều khiển bằng cử chỉ. Microsoft gọi đây là Project Kinect for Azure – nó sẽ cho phép những khách hàng sử dụng đám mây có thể theo dõi chuyển động và lập bản đồ khu vực xung quanh họ.
Satya Nadella, CEO Microsoft muốn giành thêm khách hàng bằng cách sử dụng các công cụ với trí thông minh nhân tạo. Những dịch vụ này sẽ hoạt động trong các trung tâm dữ liệu đám mây của Microsoft và trên các thiết bị kết nối của khách hàng, bao gồm cả máy bay không người lái. Microsoft, Amazon và Google đều đang cố gắng thêm trí tuệ nhân tạo vào càng nhiều sản phẩm càng tốt nhằm chiếm ưu thế trong thị trường đầy tiềm năng này.
Mike Gualtieri, một nhà phân tích của Forrester Research cho biết: "Điều này xảy ra đối với các cuộc chiến trên đám mây – tất cả các nhà cung cấp đều sử dụng AI vì chúng có khả năng xử lí dữ liệu chuyên sâu".
Microsoft hiện đang công bố các sản phẩm mới tại hội nghị Build thường niên dành cho các nhà phát triển phần mềm ở Seattle.
Brainwave sử dụng chip tùy biến được Microsoft mua từ Altera, một công ty con của Intel và sau đó hãng đã tùy biến nó cho mục đích riêng của mình. Gualtieri nói rằng việc tùy biến là khá phức tạp nhưng Microsoft sẽ giúp người dùng làm điều này.
Khách hàng đầu tiên là nhà sản xuất thiết bị điện tử Jabil, với kế hoạch sử dụng dịch vụ tại các nhà máy - nơi họ thực hiện việc quét quang học để tìm các lỗi còn sót lại trên sản phẩm.
Jabil có một hệ thống AI giúp làm giảm sai số của quá trình kiểm tra xuống 75% nhưng nó chạy trên các chip đồ họa đắt tiền hơn. Theo Ryan Litvak của Jabil, họ muốn chuyển từ việc thử nghiệm Brainwave trên 2 dây chuyền hiện nay lên hàng trăm dây chuyền trong thời gian tới vì đơn giản là sản phẩm của Microsoft rẻ tiền hơn giải pháp được áp dụng trước đó.
Nhiều khách hàng muốn các dịch vụ AI có sẵn dành cho các thiết bị, ví dụ như máy bay không người lái làm nhiệm vụ quét đường dây điện và mạng lưới ống dẫn để tìm lỗi. Những thiết bị này thường không kết nối internet, nghĩa là các dịch vụ phải chạy ngay trên thiết bị.
Burger cho biết dịch vụ Brainwave của Microsoft sẽ sở hữu tốc độ phân tích hình ảnh nhanh nhất bằng cách sử dụng một trong những mạng AI phổ biến nhất trong lĩnh vực. Hệ thống này hầu như sẽ phản hồi ngay lập tức.
Doug Burger cầm trên tay phần cứng Brainwave với chip FPGA
Cải tiến về hiệu suất chip đang chậm lại. Dòng vi xử lý tiến trình 10nm thế hệ mới của Intel phải đến năm 2019 mới có thể sản xuất số lượng lớn. Điều đó đã gây áp lực lên Microsoft và các đối thủ để phát triển cách tốt nhất nhằm tăng cường khả năng xử lý trên các hệ thống của họ.
Các thiết bị thuộc dự án Kinect for Azure sẽ được bán vào năm tới và sẽ cho phép các nhà phát triển phần mềm viết các ứng dụng đám mây dựa trên âm thanh, cử chỉ hoặc kiến thức về môi trường xung quanh. Ví dụ: khách hàng có thể đặt thiết bị ở nơi làm việc để theo dõi những thứ như sự cố tràn nhiên liệu hoặc trong cửa hàng bán lẻ như một phần của trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt - tương tự với ý tưởng cửa hàng Go của Amazon.
Nadella cũng cam kết sẽ đầu tư 25 triệu USD trong 5 năm tới để phát triển một hệ thống AI giúp người khuyết tật giao tiếp và làm việc.
" alt=""/>Microsoft đặt cược vào chip và dịch vụ AI để có thể thắng trong 'cuộc chiến đám mây'Tin mừng là, nếu hơn 1 năm trước bạn lỡ quên lấy game miễn phí, thì đây lại là một cơ hội khác, khi chương trình độc đáo của EA lại tiếp tục đem tặng miễn phí 100% tựa game bắn súng lấy đề tài thế chiến thứ hai này cho bất kỳ ai sở hữu tài khoản Origin và kịp đăng nhập tải game miễn phí ở mục "On The House".
Cuộc chiến lần này diễn ra ở Thái Bình Dương, mặt trận không kém phần quan trọng của chiến trường đệ nhị thế chiến. Trong vai lính thủy đánh bộ Tommy Conlin, người chơi sẽ tham gia những trận đánh nổi tiếng, bắt đầu từ cuộc tấn công bất ngờ của quân Nhật vào Trân Châu Cảng, cho tới những cuộc phản công các pháo đài kiên cố của quân Nhật trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Tuy không chia thành ba mảng rõ rệt như Call of Duty, nhưng mạch truyện của Medal of Honor: Pacific Assault vẫn có thể tạm "cắt" thành ba phần với cách dẫn dắt khá lạ theo kiểu hồi ức. Toàn bộ game là những màn hồi tưởng của nhân vật chính (trừ màn đầu và cuối cùng). Ấn tượng đầu tiên thu hút các gamer chính là khung cảnh hoành tráng, dữ dội của trận Trân Châu Cảng.
Nếu đã xem qua bộ phim Pearl Habor thì chắc chắn những cảnh trong màn này sẽ làm bạn không thể nào quên được: bầu trời bị che lấp bởi những cột khói cao ngút trời; mặt biển gào thét, sục sôi khi những thân tàu khổng lồ bị đánh chìm, vỡ tan xác từng mảnh. Trận chiến trên tàu đang chạy bao giờ cũng khó khăn vì nó "lắc lư qua lại" rất khó chịu, dù bạn là một tay súng "cứng cựa" cỡ nào đi nữa!
Mọi chi tiết các bạn có thể tham khảo tại trang chủ của Medal of Honor tại đây.
Theo GameK
" alt=""/>Siêu phẩm một thời Medal of Honor: Pacific Assault lại tặng FREE 100%, còn chờ gì không lấy ngay!Như ICTnews đã đưa tin, tối qua, 17/5/2018, tại nhà thi đấu quận Tây Hồ, Hà Nội, 8 đội thi đến từ 6 trường đại học của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đã bước vào thi đấu trận chung kết cuộc thi Cuộc đua số 2017 - 2018 với chủ đề lập trình xe tự hành.
Cuộc đua số là cuộc thi công nghệ được FPT tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2016 – 2017 với mong muốn các bạn trẻ Việt Nam xây dựng một nền tảng vững chắc để đón nhận cơ hội và thành công trong cuộc cách mạng số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. FPT cũng kỳ vọng cuộc thi sẽ giúp phát hiện những sinh viên tiềm năng cùng FPT tiên phong trong cuộc cách mạng số.
Trong mùa thứ hai cuộc thi được tổ chức, Cuộc đua số 2017 - 2018 có 260 đội với tổng số gần 800 sinh viên đến từ 32 trường đại học, Học viện trên cả nước đăng ký tham gia cuộc thi. Theo thống kê của Ban tổ chức, TP.HCM là khu vực có đông thí sinh đăng ký dự thi nhất (117 đội), tiếp theo là Hà Nội (102 đội) và Đà Nẵng mặc dù là năm đầu tiên tham gia nhưng cũng có lượt thí sinh đăng ký đông đảo (41 đội)…
Sau khi tiến hành sơ loại, Ban tổ chức đã chọn ra 205 đội thi đến từ 32 trường đại học, Học viện trên cả nước lọt vào vòng thi trường. Ở vòng thi trường, Ban tổ chức đã tổ chức các trận thi đấu để tìm ra 18 đội tranh tài tại vòng bán kết. 8 đội xuất sắc nhất lọt vào chung kết của Cuộc đua số năm 2017 - 2018 gồm có: Winwin Spiral và Prototype của Đại học FPT; UET Fastest của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, MTA_Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự; DUT Stark và NII của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; BK PIF của Đại học Bách khoa TP.HCM; và Sophia đến từ Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM.
Cả 4 thành viên của UET Fastest, đội vừa giành ngôi Vô địch Cuộc đua số 2017 – 2018 gồm Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Tùng, Trần Anh Dũng và Nguyễn Minh Tuấn đều là các sinh viên tài năng xuất sắc của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có 2 thành viên đang là thành viên của Trung tâm phát triển tài năng trẻ FPT. Tham gia Cuộc đua số năm nay, do không có thời gian luyện tập nên các thành viên thường xuyên phải tranh thủ luyện tập vào ngày nghỉ hoặc buổi tối. Khuôn viên của trường chật nên không thể dựng sân tập, cả đội đành phải tạo sân ảo trên máy tính. Các thành viên đã sử dụng kiến thức trong lĩnh vực lập trình, xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo - AI để tạo ra xe tự hành với tốc độ cao nhất, xác định và tránh được vật cản trên đường, nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái, rẽ phải.
Trước vòng thi đấu chung kết Cuộc đua số năm nay, MTA_Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự với độ chính xác cao và Prototype của Đại học FPT với tốc độ ấn tượng là 2 đội thi được nhiều người dự đoán là những ứng cử viên sáng giá cho ngôi Vô địch. Dù không được vượt trội về tốc độ, tuy nhiên trải qua các vòng thi từ cấp trường đến bán kết, đội UET Fastest của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội được nhận định là có chiến thuật chắc chắn, ổn định. Chia sẻ về chiến thuật trong vòng bán kết, UET Fastest cho hay: “Đầu tiên phải chậm chắc để hoàn thành trọn vẹn 1 vòng sa hình, sau đó tăng tốc để rút ngắn thời gian xe chạy, nhanh chóng về đích và giành chiến thắng”. Chiến thuật này đã giúp UET Fastest trở thành một trong 4 đội thi của khu vực miền Bắc giành vé lọt vào tranh tài trong vòng chung kết Cuộc đua số mùa thứ hai.
" alt=""/>Đường đến ngôi Vô địch Cuộc đua số 2017